Sea game 27, VN sẽ đăng cai thay Singapore???
Indonesia, nước chủ nhà của SEA Games 26, đã đề nghị tổ chức 37 môn thể thao, bao gồm hai môn trong “thử thách cực đại”.
Hãng thông tấn Bernama ngày 7/12 dẫn lời ông Sieh Kok Chi, đại diện của Malaysia tại cuộc họp Ban chấp hành Liên đoàn thể thao Đông Nam Á (SGF), cho biết Indonesia sẽ bỏ các môn bi sắt, lặn, muay Thái và đá cầu trong SEA Games tới.
Hai môn thể thao “thử thách cực đại” được đưa vào gồm leo tường và trượt patin.
Các môn được Indonesia đề xuất gồm: cầu lông, cử tạ, các môn thể thao dưới nước, bóng đá, bắn cung, bắn súng, silat, taekwondo, điền kinh, bóng quần, khúc côn cầu, billiard & snooker, quyền Anh, bóng chuyền, bóng rổ, golf, judo, cầu mây, bóng bàn, wushu, xe đạp, tenpin bowling, đua ngựa, thể dục dụng cụ, đấu kiếm, cờ vua, đua thuyền truyền thống, thuyền kayak, rowing, thuyền buồm, bóng mềm và bóng chày.
Indonesia cũng là nước đầu tiên trong lịch sử SEA Games đề xuất môn Kempo, một môn thể thao đối kháng phổ biến tại Nhật Bản giống như đấu kiếm nhưng sử dụng gậy tre làm vũ khí.
Nước chủ nhà SEA Games 2011 cũng đã thêm môn nhấc tạ (powerlifting) vào các môn điền kinh thông thường mặc dù môn này nằm trong các môn thể thao cho người khuyết tật.
Theo trình tự của SGF về quyền đăng cai tổ chức SEA Games cho các quốc gia, Singapore sẽ tổ chức SEA Games 2013 sau đó lần lượt là Campuchia, Myanmar, Brunei, Malaysia và Việt Nam./.Kok Chi cũng cho biết, trong cuộc họp, Singapore đã xin rút khỏi việc đăng cai tổ chức SEA Games 2013 và Việt Nam đề nghị được thay thế.
Các kì đại hội và nước đăng cai:
1. Đại hội Thể thao Bán đảo Đông Nam Á 1959, Bangkok (Thái Lan)2. Đại hội Thể thao Bán đảo Đông Nam Á 1961, Rangoon (Miến Điện)3. Đại hội Thể thao Bán đảo Đông Nam Á 1965, Kuala Lumpur (Malaysia)4. Đại hội Thể thao Bán đảo Đông Nam Á 1967, Bangkok (Thái Lan)5. Đại hội Thể thao Bán đảo Đông Nam Á 1969, Rangoon (Miến Điện)6. Đại hội Thể thao Bán đảo Đông Nam Á 1971, Kuala Lumpur (Malaysia)7. Đại hội Thể thao Bán đảo Đông Nam Á 1973, Singapore8. Đại hội Thể thao Bán đảo Đông Nam Á 1975, Bangkok (Thái Lan)9. Đại hội Thể thao Đông Nam Á 1977, Kuala Lumpur (Malaysia)10. Đại hội Thể thao Đông Nam Á 1979, Jakarta (Indonesia)11. Đại hội Thể thao Đông Nam Á 1981, Manila (Philippines)12. Đại hội Thể thao Đông Nam Á 1983, Singapore13. Đại hội Thể thao Đông Nam Á 1985, Bangkok (Thái Lan)14. Đại hội Thể thao Đông Nam Á 1987, Jakarta (Indonesia)15. Đại hội Thể thao Đông Nam Á 1989, Kuala Lumpur (Malaysia)16. Đại hội Thể thao Đông Nam Á 1991, Manila (Philippines)17. Đại hội Thể thao Đông Nam Á 1993, Singapore18. Đại hội Thể thao Đông Nam Á 1995, Chiangmai (Thái Lan)19. Đại hội Thể thao Đông Nam Á 1997, Jakarta (Indonesia)20. Đại hội Thể thao Đông Nam Á 1999, Bandar Seri Begawan (Brunei)21. Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2001, Kuala Lumpur (Malaysia)22. Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003, Việt Nam
23. Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2005, Manila, Cebu, Bacolod và Vịnh Subic (Philippines)24. Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2007, Nakhon Ratchasima (Thái Lan)25. Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2009, Viêng Chăn, Luang Prabang và Savan Nakhet (Lào)Sưu tầm
Chủ nhà SEA Games 26 quyết gạch tên bóng đá nữ
Trong phiên họp giữa Hội đồng thể thao Đông Nam Á và nước chủ nhà SEA Games 26 vừa kết thúc chiều qua, Indonesia kiên quyết loại bỏ bóng đá nữ ra ngoài danh sách các môn thi đấu, bất chấp nỗ lực thuyết phục của Việt Nam, Thái Lan và Myanmar.
Đúng như lời khẳng định đưa ra trước giờ sang Indonesia chốt danh sách môn thi đấu được áp dụng cho SEA Games 26, đại diện Ủy ban Olympic Việt Nam đã thuyết phục Indonesia đưa môn bóng đá nữ vào danh sách thi đấu tại SEA Games 26. Ngoài Việt Nam, hai quốc gia mạnh về bóng đá nữ ở khu vực Đông Nam Á là Thái Lan và Myanmar cũng đề nghị đưa bóng đá nữ vào danh sách giống như những kỳ đại hội trước.
Tuy nhiên, nỗ lực của các đại diện Hội đồng thể thao khu vực đều không thể quyết phục nổi Indonesia thay đổi quyết định của mình. Với quyền phù quyết của quốc gia đăng cai, Indonesia vẫn giữ nguyên quan điểm không tổ chức bóng đá nữ với lý do không có đầy đủ cơ sở vật chất.

Bóng đá nữ không có tên trong danh sách các môn thi đấu, đồng nghĩa đoàn Thể thao Việt Nam có thể hao hụt đi 1 tấm HCV quý giá, bởi đội tuyển nữ Việt Nam là ĐKVĐ ở sân chơi này. Việc Indonesia quyết tâm gạch tên bóng đá nữ là điều đã được tiên liệu, nhất là khi LĐBD Indonesia đã chủ động xin đăng ký dự giải Vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á 2011, giải đấu mang ý nghĩa bù đắp nếu SEA Games vắng bóng đá.
Không thuyết phục được Indonesia đưa bóng đá nữ vào danh sách thi đấu, nhưng Tổng thư ký Ủy ban Olympic Việt Nam, ông Hoàng Vĩnh Giang cho biết quốc gia đăng cai cũng đã chấp nhận đưa thêm vào danh sách thi đấu các nội dụng thuộc thế mạnh của đoàn Việt Nam.
Indonesia sẽ nâng số nội dung thi đấu ở môn bắn súng lên con số 14, loại bỏ 3 nội dung bắn súng dân dụng khỏi các nội dung thi đấu. Sau khi nước chủ nhà SEA Games 26 điều chỉnh nội dụng, chắc chắn chỉ tiêu giành HCV của Bắn súng việt Nam đề ra ở kỳ SEA Games tới không dừng lại ở con số 3 như tính toán ban đầu.
Ngoài Bắn súng, một số nội dung mạnh của Việt Nam cũng được đưa vào nội dung thi đấu ở các môn : Bi sắt, Aerobic, Rowing, Billiards&snooker. Với những nội dung vừa được chính thức chốt lại, đoàn Việt Nam có thể tính toán để giành thêm cho mình những tấm HCV quý giá tại SEA Games 26.
ĐT Việt Nam không có được cơ hội để bảo vệ chức Vô địch SEA Games đang nắm giữ, nhưng thầy trò HLV Trần Vân Phát cũng không quá hụt hẫng khi AFF ( LĐBĐ Đông Nam Á) đã quyết định sẽ tổ chức giải Vô địch khu vực vào tháng 11 tại Lào, trong cuộc họp đại diện các liên đoàn thành viên vừa kết thúc tại Malaysia.
Giải Vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á được tổ chức ở Vientiane - Lào sẽ gồm có 8 đội tham gia: Thái Lan, Myanmar, Việt Nam, Malaysia, Philippines, Singapore, Indonesia và chủ nhà Lào. Trong thời gian tới, AFF tiếp tục nhóm họp để thông qua thể lực và lịch thi đấu được áp dụng cho giải đấu này.
Sau khi kết thúc đợt tích lũy thể lực tại Tam Đảo, các nữ tuyển thủ Việt Nam đã trở lại Trung tâm đào tạo trẻ VFF để hoàn thiện bộ khung và chiến thuật cho vòng loại Olympic London 2012. Tại đây, thầy trò HLV Trần Vân Phát sẽ được bố trí thi đấu 2 trận giao hữu gặp U14 nam Hà Nội và U15 Hà Nội T&T để kiểm định phong độ.
Ngày 5/3, đội tuyển nữ Việt Nam di chuyển đi Đài Loan (Trung Quốc) để làm quen với điều kiện thi đấu tại địa điểm tổ chức vòng loại Olympic London 2012. Trước khi bước vào vòng loại, các nữ tuyển thủ Việt Nam cũng được sắp xếp thi đấu khoảng 3 trận giao hữu với một số đội bóng địa phương gần khu vực tập huấn.
_________________________________________________________________________ Tổng hợp tất cả, những các, thông tin tức hot nóng mới nhất, cập nhật, update, hôm hiện nay, kinh nghiệm, bí quyết, tại vì làm sao thế nào, là gì năm nay 2011 , video clip, hình ảnh, lý do, nguyên nhân, giải thích, tuyển tập,tut hướng dẫn, thủ thuật, cách hướng dẫn, phải làm gì khi, điều nên hay không, bài báo viết, câu chuyện, ebook, của thế giới, việt nam
0 comments:
Post a comment
Mọi comment thô tục không đúng mức sẽ bị xóa.