Chiêu "luộc" xe cũ thành hàng hiệu.Các cụ muốn mua xe cũ vào coi ạ.
Giá thấp hơn nhiều xe mới, lỗ ít khi bán lại, không mất tiền, mất công làm các thủ tục đăng ký…, nên xe máy cũ vẫn được khá nhiều người chọn mua. Vì thế, đất sống của dân kinh doanh xe máy cũ ở Chợ xe máy cũ Dịch Vọng (Hà Nội) vẫn còn. Tuy nhiên, không phải khách hàng nào mua xe máy cũ cũng biết đến những mánh khóe của thợ xe, từ công nghệ “luộc” xe, tráo đồ, hô biến những “con” xe cũ nát trở thành long lanh chẳng kém gì xe mới…
Theo anh Lê Nam, một chủ kinh doanh xe máy cũ có thâm niên tại Chợ xe máy cũ Dịch Vọng (Hà Nội), công nghệ “luộc” xe của dân buôn xe cũ nay đã tinh vi hơn nhiều so với vài năm trước. Nếu như trước đây, thợ xe chỉ dám “lướt lát” một số chi tiết trên những con xe số như: Dream, Wave…, thì nay ngay cả xe ga cao cấp có giá hàng trăm triệu đồng như: SH, Spacy, Piaggio… cũng đều được cho vào lò để “luộc”, thợ xe có thể hô “biến” những chiếc xe cũ vài năm tuổi trở thành xe chạy lướt.
Để làm mới một chiếc xe cũ dễ như trở bàn tay đối với thợ xe, công đoạn đầu tiên mỗi khi mua được xe của khách là mang xe đi “dọn” (rửa xe kỹ càng, đánh giá đúng độ mới cũ của từng xe, để từ đó nên làm mới những chi tiết nào, mức độ can thiệp của thợ, phụ tùng thay thế…).
Công đoạn tiếp theo được giao cho những thợ phụ mới vào nghề là mổ sẻ từng chi tiết trên xe bằng cách tháo tung và tách rời từng bộ phận, từ những con ốc vít đến các trục, nan hoa… đều được lau chùi rất tỉ mỉ. Mỗi một con ốc khi tháo ra, lắp vào đều được đám thợ phụ bọc đầu tô vít hoặc tròng cẩn thận bằng nilon để không để lại một vết xước nhỏ nào. Tùy vào đời xe, biển số…, thợ xe sẽ xác định năm 'khai sinh', độ mới cũ của từng chiếc xe để làm cho xe mới ở mức độ nào.
Chẳng hạn, để làm mới một chiếc Honda SH chạy khoảng 1 năm, thợ xe sẽ biến các con ốc cũ, nước mạ vành la răng, tay phanh… thành gần như xe mới 100% (dân thợ xe thường gọi là gôm đạt đến 9 – 10 tuổi), với những chiếc xe có tuổi đời càng lâu, độ gôm chỉ cần đến 7 – 8 tuổi, hoặc thấp hơn nữa để sao cho khách hàng không phát hiện ra là xe 'mông má'. Thế mới biết, những chiếc xe mông má bóng bảy là thế, nhưng chỉ sau vài tháng sử dụng, những đồ gôm, mạ đã nhanh chóng xuống mã.
Các công đoạn tiếp theo đã được thợ xe “lập trình” sẵn như: “khám xe”, đọc bệnh, rồi đến xử lý các “bệnh” thường gặp như: đèn, còi chập chờn, kẹt ga, khó nổ… Công đoạn này được các thợ làm khá cẩn thận, bởi đây chính là các công đoạn mà khách mua xe thường kiểm tra để xem xe có hoạt động tốt hay không. Để “khuất mắt trông coi”, việc mổ xẻ, “luộc” đồ… thường được thực hiện tại các xưởng riêng của từng thợ xe tại các phố gần Chợ xe như: Nghĩa Đô, Tô Hiệu, Nguyễn Văn Huyên…
Trong quá trình làm mới, các phụ tùng có giá trị mà có thể thay thế bằng hàng rởm như: IC, ắc quy, củ đề, củ điện, ti giảm xóc, chế hòa khí… thợ xe sẽ sẵn sàng tráo đổi bằng những phụ tùng của Trung Quốc giá rẻ chỉ bằng khoảng 1/3 hàng xịn, miễn sao khi lắp vào xe vẫn hoạt động bình thường, nếu có “dở chứng” thì sau một vài tháng chiếc xe đã đến tay khách hàng. Các phụ tùng tráo đổi được có thể được thợ xe “đầu tư” cho một chiếc xe khác, hoặc đơn giản hơn là mang đi bán để kiếm thêm lợi nhuận.
Khi đã hoàn tất công đoạn máy móc là đến việc làm đẹp cho chiếc xe, công đoạn này lại được những thợ chuyên biệt thực hiện. Với phương châm “xấu chỗ nào, là chỗ đó”, những vết sước lớn, nhỏ sẽ là lượt sao cho khi hoàn thành khách mua xe cữ ngỡ là xe mới. Với các vết xước nhỏ có thể dùng xi cana để đánh bay, hoặc bút sơn phủ lên bề mặt. Còn những vết sước lớn, hoặc đổi màu xe, dựng xe mới hoàn toàn thì phải mang tới những xưởng sơn chuyên nghiệp. Vì thế, “phù thủy” ở chợ xe máy cũ Dịch Vọng không ai là không biết đến những xưởng sơn xe nổi tiếng ở đất Hà Thành trên đê Nguyễn Khoái, Quán Thánh, Tân Ấp… Thông thường, giá sơn toàn bộ một chiếc xe ga dao động từ 1,2 – 1,5 triệu đồng; xe số: 800 – 1 triệu đồng.
Đồng hồ công tơ mét cũng được gẩy lại tùy ý, sao cho không lệch với độ mới cũ của từng chiếc xe, những chiếc lốp cũ bạc màu mòn vẹt cũng trở nên mới hơn hẳn sau khi dùng dao “chuyên dụng” vẽ lại hoa lốp, dán ta-lông lốp bằng keo 502, đánh xi đen… Tuy nhiên, thợ xe vẫn sợ khi khách mua xe là người trong nghề, bởi chỉ cần dùng tay miết trên bề mặt lốp là đen xì tay, hoặc giật nhẹ ta lông sẽ bị bong và không có độ co giãn như ta lông xịn…
Việc hoàn tất một “con” xe trước khi đem bán được thực hiện qua nhiều người, nhiều công đoạn. Công sức bỏ ra của thợ xe cũng khá nhiều, nhưng lợi nhuận mang lại từ những chiếc xe mông cũng không hề nhỏ, xe càng đắt tiền lãi càng cao. Vì thế, chợ xe máy cũ Dịch Vọng ngày càng có nhiều người chuyển sang buôn xe ga cũng là điều dễ hiểu.
Trong Sài Gòn thì như này "xưa rồi Diễm".Con xe trong thùng,chưa chạy,chúng nó đã "luộc" đồ rồi nhe các cụ chúng ta!!
CHỢ XE MÁY 2_Hand CHÙA HÀ - Phiêu Lưu Ký

Bài viết có tham khảo 1 số kinh nghiệm về xe cũ của Vietnamnet và ngoisao.net ! Nhưung cũng hi vọng là 1 bài viết bổ ích cho anh em TTVN !
------------------------------
Cáii tên CHợ Xe máy cũ CHÙA HÀ chắc không hề xe lạ với anh em TTVN nói riêng và dân chơi xe Hà Nội nói chung. Nhưng nếu ta thử vào đó mua, hoặc chỉ với mục đích tham khảo giá cả hoặc chỉ voiứ mục đích tò mò thì cũng phải choáng ngập về độ "Bóng bẩy ", batứ mắt của nhữugn chiếc xe máy "Mới vỏ cũ lòng" của dân "Lướt Xe Cũ" ở đây! Họ quả thục là những nghệ nhân đích thực. Ở Làng Gốm Bát Tràng, nghệ nhân thổi hồn vào đất sét, Ở làng tranh Đông Hồ, nghệ nhân hóa phép cho nhữung bức tranh biết bộc lộ cảm súc, còn ở Xhợ Xe máy cũ chùa Hà các "NGHỆ NHÂN" lướt bàn tay nhiệm màu của mình vào từng con Ốc han zỉ, vào từng "thớ" máy và phút chốc biến nó thành 1 chiếc xe mới như chưa từng được 1 lần sử dụng !
Vâng! vậy hcúng ta hãy ngược dòng lịch sử để quay về với những thăng trầm của Chọ xe máy cũ:
Chợ xe cũ vẫn có đời sống riêng
Hơn hai năm cấm đăng ký xe máy, các chợ xe máy cũ Hà Nội như Phùng Hưng, Thủ Lệ và nhất là Chùa Hà được thời làm ăn, những tay buôn như tìm được thời hoàng kim những thập niên trước khi đa số xe máy còn nhập khẩu và giá cực đắt. Những năm 2003 - 2004, chợ xe máy Chùa Hà tuy mới mở nhưng đã rất tấp nập, việc buôn bán xe máy cũ phát triển trở lại một phần nhờ Hà Nội cấm đăng ký xe mới.
Ai có xe cũ bán, đều được chủ hàng ở chợ rất săn đón và giá xe bao giờ cũng được công khai cộng thêm một vài triệu tiền biển, xe được "vuốt" lại rồi bán ngay cho người dân thành phố chứ không cần phải đưa đi đâu xa. Chuyện giấy tờ thì cũng không có gì rắc rối, viết tay, cần thì chứng nhận nhưng đa số cũng không ai quan tâm.
Cứ tưởng, bỏ cấm đăng ký xe chợ xe cũ sẽ bớt sôi động nhưng hoàn toàn không phải như vậy, chợ xe cũ vẫn sôi động với đời sống riêng của nó.
Mang chiếc SYM cũ của mình ra chợ rao bán, một tay buôn xe còn khá trẻ xen qua rồi nói chắc giá 6,5 triệu. Thấy khách có vẻ chưa vừa giá, tay mua xe vẫn giữ chắc lấy tay lái không cho đi để giải thích thêm: Xe của anh trước đây được xấp xỉ 8 triệu đồng, nay Hà Nội cho đăng ký, xe cũ chủ yếu bọn em chuyển về quê, mất công làm giấy chuyển vùng, chuyển chủ nên bớt một chút mới kiếm ăn được.
Hỏi chuyện người buôn xe thì được biết: Hà Nội bỏ cấm đăng ký xe, chợ xe cũ mất đi một cách làm ăn nhưng không vì thế mà bị ảnh hưởng. Xe vẫn mua vào đều, thậm chí cuối năm vẫn tăng mua. Chỉ có điều thay vì bán nhiều cho dân ở đây thì lại chuyển về quê như ngày xưa. "Vẫn kiếm ăn được" - người buôn xe nói rồi đưa điện thoại của mình và xin số điện thoại người bán với chủ ý mua bằng được con xe cũ của tôi.
---------------------------
Vâng ! Chia tay với các nghệ Nhân "Chùa Hà " chúng ta lại tiếp tục tham gia các khóa học về Xe Cũ để tiếp tục chui hẳn ra cái lốt "Con Gà" khi đi mua xe Cũ. Các bác thợ vào đây đọc thì xin đừng mắng em ạ. Em cũng chỉ là người tiêu dùng ham học hỏi tìm hiểu mà thôi ạ!
Muốn hiểu rõ hơn vè các nghệ nhân, vâng tại sao em lại cần hiểu rõ hơn về các nghệ nhân Xe cũ vì để các bác có thêm kinh nghiệm khi đi mua xe đẻ khỏi các bác ý "Văn vẻ" ạ! Không thì bị các bác nghệ nhân biến thành món Gà Quay ngay tại chợ xe đấy các bác ạ !
Công nghệ '''''''''''''''''''''''''''''' ''luộc'''''''''''''''''''''''' '''''''' xe
Lãi của thợ xe chủ yếu là từ quá trình bắt được khách mua, rê cho ngấm rồi "ủn" được cái xe đã bị "luộc" ngon lành. "Mỗi chiếc xe như vậy, tính cả tiền công sức bỏ ra, bọn em chỉ ăn được khoảng 5-7 tờ”, Thợ xe Tú kể.
Để "luộc" được một "con gà" (khách hàng), trước hết phải "luộc" xong "con xe" đã. Luật bất thành văn của đám thợ ở chợ xe là không can thiệp vào công việc của nhau. Hoặc ít ra, nếu có "đá" lại hàng, thì buộc phải chia sẻ quyền lợi của mình cho chủ khác. Thợ nào bắt được "gà", thợ khác cũng thờ ơ như không biết. Đó dường như cũng là một thứ luật im lặng trong giới buôn xe cũ Hà thành.
Tôi đã từng chứng kiến cảnh đội quân vệ sinh xe tại một cửa hàng chuyên làm lại xe trước khi đem bán (thường cũng thuộc quyền quản lý của một người chủ buôn xe nào đó), 3 "chú thợ phụ" hì hục lau chùi từng con ốc vít bằng đống "bông ngoáy tai" khéo léo và tỉ mẩn đến từng chi tiết một. Mỗi con ốc khi tháo ra, lắp vào đều được đám thợ bọc đầu tô vít hoặc tròng cẩn thận bằng nylon để không để lại một vết xước nhỏ nào.
Như đã thành từng công đoạn: hầu hết giới thợ đều thuộc nằm lòng từng việc của mình. Từ "khám xe", đọc bệnh, cho đến xử lý từng "bệnh" thường gặp như (kẹt ga, đề khó nổ, hệ thống phanh, đèn, còi). Đây là những điểm mà một người tiêu dùng thường kiểm tra, đồng thời nó cũng là những điểm dễ nhận biết nhất.
Trong công đoạn khám xe, nếu gặp những đồ còn nguyên bản của xe, thợ có thể sẵn sàng "đá" luôn và thay vào đó đồ Trung Quốc, hoặc liên doanh rẻ tiền (IC, ắc quy, tụ điện, ty giảm xóc, diot nạp…). Đồ zin có thể được lưu giữ lại để thay thế, hoặc "độ" cho một con xe khác để nâng giá trị của nó lên. (Chỉ riêng tại chợ Chùa Hà, ít nhất có 10 hàng chuyên “khám chữa bệnh” cho xe).
Khi đã xong công đoạn “khám và chữa bệnh” cho xe, việc làm đẹp cho chiếc xe lại thuộc về một nhóm khác. Quan điểm là, xấu chỗ nào thì "là" chỗ đó. Chiếc vỏ xe sứt sẹo sẽ bay hết hoặc làm giảm đến mức tối đa sau khi qua tay thợ. Công việc này chủ yếu do cánh thợ sơn thực hiện (trên phố Phủ Doãn, Trần Quang khải… ). Tại đây, những phần đồ nhựa bị xước sẽ được mài mòn, sơn lại, đánh xi bóng, sau đó là dán nilon trong. Qua lớp nilon, người tiêu dùng sẽ rất khó phát hiện những chỗ nào là sơn thật, chỗ nào là sơn lại.
Đồng hồ công-tơ-mét sẽ được quay lại sao cho hợp lý với lời rao của đám thợ xe. Tiếp theo là lốp xe: Đối với xe đã sử dụng, lốp xe sẽ mòn và bạc màu, cao su bị oải, đứt talông. Nhưng đó không phải là vấn đề với thợ "luộc". Rất đơn giản: Đánh xi đen, cắt chân talông cũ dán talông mới bằng keo. Nhìn chiếc lốp lại đen nhánh rất mới và ngon lành, nhưng nếu gặp thợ đi xem chỉ cần dùng ngón tay miết nhẹ lên sẽ thấy tay đen sì.
Thậm chí, nếu lốp đã mòn quá, thợ có thể bỏ công ra đục lại rãnh. Chẳng mất mấy thời gian, chiếc lốp sẽ được làm lại nhìn như mới, dù rằng về bản chất nó đã bị mòn vẹt. Log máy cũng được dọn dẹp: Xe đi nhiều máy bằng hợp kim nhôm sẽ bị xỉn và ôxi hóa, dung dịch tẩy sẽ tẩy hết và làm trắng sạch bong như mới.
"Để hoàn thiện một con xe cho nó "chín", tất nhiên không thể chỉ có một người có thể làm được…". Điều này không chỉ có giới thợ ở chợ xe mới biết. Từ khi chợ xe cũ còn trên phố Phùng Hưng, dân buôn xe đã lượn vè vè cả ngày ngoài phố, ngồi uống trà chát bên vỉa hè, quán bia đoạn gần phố Cửa Đông thì cái việc "luộc" lại xe đã được phân công rõ ràng.
Cho tới bây giờ, cái quá trình phân công ấy cũng đã trở thành công nghệ. Hiện giờ, dân thợ vẫn còn phải nể S., một thợ chuyên làm lại xe có tiếng tại phố Trần Nhật Duật (đoạn gần dốc Hòe Nhai) vì khả năng đọc bệnh và chữa bệnh cho xe. Người ta cũng nể hắn vì đến giờ hắn vẫn chỉ là người làm lại một cái xe cho nó "ra cái xe", chứ S. không phải là thợ "luộc xe" chuyên nghiệp.
Thợ xe bây giờ cũng không hẳn đơn thuần chỉ còn là cái nghề lấy công làm lãi nữa. Lãi chủ yếu là từ quá trình bắt được khách mua, rê cho ngấm rồi "ủn" được cái xe đã bị "luộc" ngon lành. "Mỗi chiếc xe như vậy, tính cả tiền công sức bỏ ra, bọn em chỉ ăn được khoảng 5-7 tờ (500-700 USD). Thậm chí nhiều khi còn phải "cắt lương" cho thợ đi xem xe nên chỉ còn lại khoảng 3 tờ… Vốn bỏ ra nhiều, ăn một cái xe vài trăm ngàn thì có mà… chết đói". Tú, một trong những đệ tử của S. đã tách ra làm riêng, cho biết.
Hàng ngày, Tú cùng một đồng nghiệp ngồi săm soi tờ “Mua và bán”, hoặc tận dụng các mối quan hệ để đi lùng xe cũ. "Nếu gặp phải thợ thì "lượn" khẩn trương…". Tú thỉnh thoảng cũng đi xem xe nếu có khách đến yêu cầu. "Bọn em không đi ăn lương của thợ. Làm cái trò đó thất đức lắm". Hắn cũng chính là người đã từ chối "ăn lương" của đám thợ khu vực Trương Định khi nhận lời đi xem xe hộ một người khách. Vụ đó, nếu tham, em có thể ăn lương của khách được ít nhất 500.000, đồng thời ăn cả lương của đám thợ thêm khoảng hơn 3 triệu nữa.
Tú mới ra nghề nên có vẻ còn thương người, chứ những tên tuổi nổi danh như vợ chồng L. "Què" (Lý Nam Đế) với chiêu chồng mua, vợ bán tại phố Phùng Hưng tồn tại từ những năm 90 của thế kỷ trước, T. "Khâm Thiên" đã từng bị người nhà chỉ mặt đòi "thịt" vì đã ăn lương 2 mang khi đi mua cho người nhà một chiếc xe đã được luộc kỹ. Xem ra trong giới thợ cũng có không ít chuyện xích mích, mâu thuẫn mà tất cả đều bắt nguồn từ cái việc buôn bán có vẻ ít đàng hoàng ấy !!!
----------------------
Phóng sự đã kết thức! Vậy các bác nhận ra điều gì khi đi mua xe Cũ? Vâng biết rằng trong 1 lớp sẽ có người tiếp thu tốt người tiếp thu chậm, nhưng hi vọng các bác sẽ cảm giác hơn khi đi mua xe cũ tại các chợ xe, hoặc mua xe cũ trên mạng. Bác nào thấy bài viết có ích thì cho em mấy ông sao ạ. Còn nếu thấy em viết linh tinh thì xin cứ mắng mỏ em, không sao cả !!!
0 comments:
Post a comment
Mọi comment thô tục không đúng mức sẽ bị xóa.